
THỂ LOẠI, TÁC PHẨM, TÁC GIẢ, NS TIÊU BIỂU
“SƠN HẬU”
"QUẦN PHƯƠNG HIẾN THUỴ": (tk. “Quần trân hiến thuỵ”), một trong ba pho tuồng hát bội đồ sộ nhất, được sáng tác dưới sự chỉ đạo của triều đình nhà Nguyễn. Gồm 100 hồi, do 3 tiến sĩ (Phan Thanh Giản - người đứng đầu, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Thuật) và 2 phó bảng biên soạn dưới thời Tự Đức. Về sau có thêm các cử nhân tham gia như Trương Gia Ngoạn và đặc biệt là Đào Tấn. Nhân vật chính trong pho tuồng đều lấy tên các loài thảo mộc, vd. Hoa Hồng, Kim Cúc, Dương Tùng, Thuý Liễu, vv. Mỗi tiết mục hoàn chỉnh thường gồm từ một đến ba hồi, mỗi hồi được diễn trong một buổi. Nội dung của pho tuồng diễn biến không theo một cốt truyện kịch nhất định mà gồm nhiều truyện kịch khác nhau gộp lại, nhưng đều có chung một đặc điểm là đưa ra điềm lành, phản ánh sự tốt đẹp (hiến thuỵ). Trong pho tuồng có những tiết mục mang đậm đà tính nhân dân, như hồi “Giải đường Thạch Trúc”.
“NGHÊU, SÒ, ỐC, HẾN ”
Vở tuồng đồ nổi tiếng, khuyết danh, đã lưu truyền từ lâu trong dân gian. Nội dung tích tuồng: Ốc nhờ thầy bói là Nghêu gieo quẻ chỉ hướng vào ăn trộm nhà trùm Sò. Ốc đem của trộm được bán cho thị Hến, một gái goá trẻ đẹp. Thầy lí và trùm Sò đến lục soát bắt được tang vật, liền giải thị Hến lên trình quan huyện. Thị Hến làm cho quan huyện và thầy đề mê mệt vì sắc đẹp của mình. Kết quả: trùm Sò mất tiền, thầy lí bị đòn, thị Hến được tha bổng. Kết thúc vở là lớp hài kịch đánh ghen do thị Hến mưu trí bày ra để vạch mặt ba tên chức dịch mê gái: quan huyện, thầy đề (đề Hàn), thầy lí. Tính hài hước châm biếm làm cho vở diễn có sức hấp dẫn từ đầu đến cuối. Vở diễn
"VẠN BỬU TRÌNH TƯỜNG"
"TAM NỮ ĐỒ VƯƠNG"
Vở tuồng có nhiều tình tiết gay cấn, hình tượng đẹp, văn chương điêu luyện; nhiều đoạn diễn có giá trị nghệ thuật mẫu mực như Phương Cơ giả dại, Tạ Ngọc Lân lăn lửa, vv. Năm 1961, vở diễn được Ban Nghiên cứu Tuồng do Hoàng Châu Ký chỉ đạo soạn lại thành vở diễn một đêm lấy tên là "Ngọn lửa Hồng Sơn", giải Huy chương Vàng trong Hội diễn toàn quốc năm 1962.
SÂN KHẤU CUNG ĐÌNH
Ở Việt Nam, tuồng cổ cũng là một hình thức SKCĐ, đặc biệt phát triển dưới thời Tự Đức; trong đó có những tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao như một số vở của Đào Tấn.
TUỒNG XUÂN NỮ
TUỒNG VĂN
TUỒNG VÕ
TUỒNG TIỂU THUYẾT
TUỒNG THẦY
TUỒNG PHO
TUỒNG ĐỒ
TUỒNG LỊCH SỬ
TUỒNG CUNG ĐÌNH
TUỒNG BẢN
VAI TUỒNG
VAI TRUNG: Là loại vai trong sân khấu tuồng truyền thống, thường là vai đóng các quan trung nghĩa trong một triều vua. VT còn chỉ tổng quát những nhân vật trung nghĩa bảo vệ một triều vua, để chống với phe thoán nghịch, phe gian nịnh. Cách diễn, hoá trang, phục trang các VT thường thể hiện cái đẹp trang nghiêm, đĩnh đạc. VT thường hoá trang mặt đỏ, râu ba chòm, khí phách lẫm liệt, uy nghi, vd. vai Triệu Khắc Thường, Đổng Kim Lân, Khương Linh Tá trong vở tuồng "Sơn Hậu".
VAI NỊNH: Là loại vai nam trong sân khấu tuồng truyền thống, thường là các vai gian thần trong một triều vua, chống lại phe trung nghĩa. Có tính chất gian nịnh ở mức độ khác nhau và do đó cách diễn cũng khác nhau, như nịnh gốc, nịnh mụt... tuỳ theo mức độ gian nịnh nhiều hay ít. Tuy nhiên cách diễn, hoá trang, phục trang của các VN thường thể hiện vẻ ngoài thô lỗ với bộ dạng xấu xí, mặt mốc, râu còi cọc, vv.
VAI MỤ: Là loại vai nữ nhiều tuổi trong sân khấu tuồng truyền thống. VM phân ra mụ lành, mụ ác; có khi là mẹ một viên quan, như Đổng mẫu trong vở tuồng "Sơn Hậu"; có khi là một người phụ nữ bình thường như mụ Hán trong vở tuồng "Nghêu, Sò, Ốc, Hến". Ngoài đặc điểm chung kể trên, VM còn được diễn khác nhau tuỳ thuộc vào tính cách nguồn gốc, nghề nghiệp của từng nhân vật.
VAI LÃO: Là loại vai nam nhiều tuổi trong sân khấu tuồng truyền thống. Có thể là lão quan (lão văn, lão võ) trong triều, cũng có thể là những người dân thường (như vai lão say, lão ngư, lão tiều), vv. VL có cách diễn, hoá trang, râu tóc riêng, đồng thời cũng thể hiện cả tính cách, nguồn gốc, nghề nghiệp. Có các loại VL: Lão văn, thường là nhân vật chính diện trong các vở tuồng; là ông già quan văn trong triều, tính cách điềm đạm, nhẹ nhàng và thường cơ mưu hơn lão võ. Lão võ, thường là nhân vật chính diện; là quan võ đã già, quen nghề chiến trận, tính cách nóng nảy, ít cơ mưu; vd. Phàn Định Công trong "Sơn Hậu". Lão pha, là nhân vật vừa có tài văn vừa có tài võ, mặt hoá trang hai màu đỏ và trắng nhạt, dáng đi và động tác múa cứng cáp hơn lão văn, mưu trí, dũng cảm; vd. vai Lý Khắc Minh trong "Tam nữ đồ vương". Lão tiều, là nhân vật làm nghề đốn củi (tiều phu) trong rừng, thường là ông già. Lão ngư, nhân vật làm nghề câu cá hoặc chài lưới trên sông, thường là ông già. Lão đen, nhân vật mặt hoá trang hai màu đen và trắng nhưng màu đen đậm hơn, quanh mắt có vòng tròn màu đen, tính cách trung thực, vũ dũng; vd. vai Tạ Ngọc Lân trong "Tam nữ đồ vương"
VAI ĐẦU TUỒNG: Là vai diễn trong một màn trình diễn ngắn trước khi vở tuồng chính trong đêm được bắt đầu. Màn diễn này có thể là một trích đoạn mang tính thời sự cập nhật, hoặc mang tính trào phúng, hài hước; do một hoặc vài diễn viên diễn cương, không theo một kịch bản có sẵn. Nơi diễn gọi là màn đường, ngoài màn che sân khấu.
NGUYỄN HIỂN DĨNH
Tác giả: Sân khấu NGUYỄN HIỂN DĨNH: (tự: Tố Tâm; 1853 - 1926), soạn giả đồng thời là thầy dạy nghệ thuật tuồng của Việt Nam. Quê: xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông đã viết và soạn lại trên 20 vở tuồng, nội dung phản ánh chân thực xã hội nông thôn Việt Nam thời thực dân phong kiến, lời văn bình dị, ít từ Hán Việt, sử dụng thuần thục tục ngữ ca dao, thể hiện rõ tài năng châm biếm xã hội của tác giả. Người đương thời đánh giá Nguyễn Hiển Dĩnh là người tạo dựng được phong cách nghệ thuật tuồng độc đáo, nhiều luận điểm về nghệ thuật tuồng truyền thống của ông được các thế hệ làm nghề chấp nhận và phát huy. Tác phẩm: “Lý Mã Hiền”, “Phong Ba Đình”, “Võ Hùng Vương”, “Lục Vân Tiên”, “Trương Đồ Nhục”, “Giáp kén xã Nhộng”, ...
NGUYỄN NHO TUÝ
Nghệ sỹ biểu diễn NGUYỄN NHO TUÝ : (1910 - 1983 còn gọi Đội Tảo; hiệu: Hàm Quan; bí danh: Thuần Chi; lúc trẻ còn có tên là Kép Thủ), nghệ sĩ tuồng xuất sắc của Việt Nam. Quê: tỉnh Quảng Nam. Sinh trưởng trong gia đình có truyền thống là diễn viên tuồng cung đình dưới triều nhà Nguyễn. Có giọng hát tốt, ham học hỏi. Ông được cha dạy diễn tuồng từ lúc 13 tuổi. Năm 14 tuổi, đóng vai Hồ Nguyệt Cô, một vai tuồng truyền thống rất khó đóng trong vở “Võ Tám Tư trảm Nguyệt Cô”. Năm 15 tuổi, vào học trường hát tuồng của Nguyễn Hiển Dĩnh, tham gia diễn các vai như đào chiến, đào trào, đào phiên, vv. Năm 23 tuổi, luôn diễn các vai kép, điêu luyện trong nghệ thuật sử dụng đôi hia và cây giáo, được tặng danh hiệu “Con rồng vàng trên sân khấu”. Năm 28 tuổi, được cử làm phó ca và là người đóng kép giỏi trong “Ngũ mĩ” (5 người diễn tuồng giỏi nhất) của tỉnh Quảng Nam. Các vai diễn xuất sắc: Địch Thanh, Đổng Kim Lân, Quan Công, Tạ Ngọc Lân, Ngạn Quang, vv. Đã diễn thành công vai ông Bảng trong vở “Chị Ngộ” (của Nguyễn Lai), một vở tuồng về đề tài hiện đại. Sau hoà bình (1954) tham gia giảng dạy, đào tạo nhiều thế hệ diễn viên tuồng. Nghệ sĩ nhân dân (1984).
NGHỆ SỸ NGUYỄN LAI
Nghệ sỹ Nguyễn Lai sinh ngày 02/7/1902 tại làng An Quán nay thuộc xã Điện Minh huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình nhà nho.Ông nội, bác ruột và ông thân sinh đều đỗ đạt và làm quan nhỏ dưới triều Nguyễn. Ông thân sinh của NS Sáu Lai ( Cụ Nguyễn Hiển Phồn) lập gánh hát, bà con thường gọi là gánh Ông Bầu Ban. Bác ruột là cụ Nguyễn Hiển Dĩnh cũng lập gánh hát. Nhưng cả Cha và bác đều không muốn cho con cháu theo nghề.
Với lòng say mê nghệ thuật ông đã xin khéo để được đi theo gánh hát với vai trò người nhắc Tuồng và lén học vai. Tuy nhiên dáng vẻ ông có nhiều hạn chế, hát thì lại bị chênh (phô) khó nghe. Không hề nhụt chí, ông tập trung vào khổ luyện, mãi rồi cũng được đóng một số vai phụ, đóng thế cho người đau ốm đột xuất. Thấy cháu ham nghề cụ Nguyễn Hiển Dĩnh lúc này mới thổ lộ "Bác cũng muốn hát lắm nhưng không thể làm được, cháu làm được thì cứ làm". Ở đời làm nghề gì cũng được, miễn là thường tâm bất thất . Không làm việc gì gian dối thì không có gì đáng xấu hổ"...Năm 1952 tham gia đoàn Tuồng giải phóng, chỉnh sửa nhiều vở tuồng, viết vở tuồng " Chị Ngộ" được trao giải thưởng Phạm Văn Đồng năm1954, nổi tiếng với các vai Thái sư, Nịnh, Tướng lác. Tham gia giảng dạy nhiều thế hệ diễn viên Tuồng cho cả nước. Cụ Tống Phước Phổ, người bạn nghề tri kỷ nói về cụ Sáu "Một phần trăm của thiên tài mà đã thành thiên tài" Trải qua 60 năm hoạt động nghệ thuật, phục vụ sự nghiệp văn nghệ của nhân dân của Đảng Năm 1960 được tặng thưởng Huân chương Lao động. Ông đã được Nhà nước phong danh hiệu Nghệ sỹ nhân dân năm 1984.
NGÔ THỊ LIỄU
Nghệ sỹ biểu diễn NGÔ THỊ LIỄU: (1905 - 1984), nữ nghệ sĩ tuồng xuất sắc. Quê: thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị do đó được đặt tên là Ngô Thị Trị. Khi đi học được thầy đặt tên là Ngô Thị Liễu. Năm 13 tuổi đã diễn vai Bạch Xà trong vở tuồng “Thanh Xà - Bạch Xà”. Cuộc đời có hơn 60 năm gắn bó với nghề diễn tuồng, có nhiều vai diễn xuất sắc; các loại vai đào: đào cảnh, đào bi, đào chiến, đào giả trai, vv.; các vai mụ: bà huyện (“Nghêu, Sò, Ốc, Hến”), Tuyết Nương (“Trương Đồ Nhục”), vv.; các vai kép con, vai hoàng tử: Triệu Hùng Nhi (“Dương Châu Tư”), Na Tra (“Phong thần”), Thiên Tường, Thiên Lộc (“Hoàng Phi Hổ”). Ngoài 60 tuổi bà vẫn thành công trong vai kép con Quách Hải Thọ (“Bao Công tra án Quách Hoè”), đặc biệt là trong những vở tuồng hiện đại: Chị Lan (“Cờ giải phóng”), chị Ngộ trong vở tuồng cùng tên. Từ 1954, bà tham gia giảng dạy, đào tạo nhiều thế hệ diễn viên tuồng trong đó có nhiều nghệ sĩ ưu tú. Nghệ sĩ nhân dân (1984).
NGUYỄN PHẨM
Nghệ sỹ biểu diễn NGUYỄN PHẨM : (tên thường gọi: Chánh Phẩm; 1900 - 1990), diễn viên tuồng của Việt Nam. Quê: huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Gia đình ba đời nổi danh trong nghệ thuật biểu diễn tuồng, là nghệ sĩ có học vấn rộng, tài nghệ cao, với giọng hát đặc biệt thuộc loại nam cao, vang và ấm. Vào nghề trong gánh hát của Nguyễn Hiển Dĩnh; đóng xuất sắc các vai kép chính trong các vở tuồng thầy như Kim Lân trong “Sơn Hậu”, Hoàng Phi Hổ (“Hoàng Phi Hổ phản Trụ đầu Chu”), Địch Thanh (“Ngũ hổ”), vv. Về sau, Nguyễn Phẩm chuyển sang loại vai lão văn, nhanh chóng chiếm vị trí hàng đầu, được đồng nghiệp một lần nữa khâm phục, đặc biệt trong vai vua đói. Với tài năng của mình, Nguyễn Phẩm được phong chức nhưng trưởng khi mới 18 tuổi; năm 30 tuổi được bổ nhiệm chức phó quản ca rồi chức chánh quản ca. Nguyễn Phẩm sống thanh đạm, hiến cả cuộc đời cho nền nghệ thuật tuồng chân chính, đích thực, xa lánh mọi xu hướng pha tạp, mang tính chất thương mại. Nguyễn Phẩm đóng góp nhiều công sức trong công việc sưu tầm, nghiên cứu và đào tạo thế hệ trẻ. Nghệ sĩ nhân dân (1984).
TỐNG PHƯỚC PHỔ
Năm 1927, ông gia nhập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, viết bài cho các báo Phụ nữ tân văn, Điện tín... Năm 1930, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau khi tổ chức Đảng ở Sài Gòn bị vỡ, ông bị thực dân Pháp bắt và giam cầm 1 năm. Trong tù, ông sáng tác vở Gương liệt nữ ca ngợi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Năm 1940, cùng với nghệ nhân Nguyễn Lai và Ngô Thị Liễu, ông thành lập gánh hát Tân Thành đi trình diễn nhiều nơi. Thời gian này ông sáng tác nhiều vở, chủ yếu là tuồng tâm lí xã hội và đề tài lịch sử như Guồng tình đẫm máu, Đã không duyên kiếp, Tiếng Phật gọi hồn, Nước mắt gọi hồn... và Lâm Sanh - Xuân Nương, Lục Vân Tiên, Phạm Công - Cúc Hoa, Kiều Quốc Sĩ, Gương liệt nữ, Mạnh Lệ Quân...
Sau Cách mạng tháng 8, ông cùng với Võ Bá Huân đi vận động thành lập đoàn tuồng để lấy tiền ủng hộ quỹ kháng chiến. Đấy là tiền thân của Đoàn tuồng Liên khu V, nay là Nhà hát tuồng Đào Tấn(Bình Định), nơi ông hoạt động nghệ thuật trong suốt quãng đời còn lại. Ông từng là Ủy viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn VIệt Nam.
Tống Phước Phổ là cây viết hàng đầu của sân khấu tuồng cách mạng. Ông đã viết tổng cộng gần 100 kịch bản tuồng, trong đó có hơn 20 vở tuồng đề tài cách mạng. Những vở tiêu biểu của ông như Trưng Nữ Vương, Quán Thăng Long, Hội nghị Diên Hồng, Cờ giải phóng, Hùm Yên Thế, Bùi Thị Cúc, Bốn nghìn năm họp mặt anh hùng (chuyển thể kịch thơ của Huy Cận), Đứng lên Khuông Mánh, Tam gia Phước... Ngoài ra ông còn chỉnh lý nhiều vở tuồng cổ như Sơn Hậu, Hường môn hội ẩm, Đào Phi Phụng, Tam nữ đồ vương, Lam Sơn khởi nghĩa, An Tư công chúa, Ngọn lửa Hồng Sơn, Trưng Vương khởi nghĩa, Rừng khuôn mảng, Sao khuê trời Việt... Nhiều học trò của ông cũng là những cây viết nổi tiếng như Nguyễn Tường Nhẫn, Nguyễn Kim Hùng, Trần Hưng Quang, Võ Sĩ Thừa...
Năm 1996, ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Ông mất ngày 31 tháng 8 năm 1991 tại Đà Nẵng, thọ 89 tuổi.
NHỊP BẢY, NHỊP BA
Khi nói “NB, NB chẳng qua nhịp một”, là có ý nói rằng người gõ phách hoặc đánh trống dù gặp nhịp phức tạp như thế nào cũng phải giữ chắc nhịp một.
![]() |
- Làng Đức Giáo từ Huế vào Quảng "vô địa lập chùy, dĩ xướng ca vi nghệ" (không mảnh đất cắm dùi, lấy xướng ca làm nghề sinh sống), lập thành làng riêng lấy tên là Khánh Đức nhưng "hữu đinh vô điền" (có dân mà không có ruộng đất), lưu diễn nhiều nơi. Vào khoảng thập niên 1920, khi gánh hát của Nhưng Giai và Nhưng Bính nổi lên thì gánh hát Khánh Đức bắt đầu suy yếu. Gánh hát này thực sự tan rã vào năm 1972 sau một trận bom của Mỹ thiêu hủy toàn bộ y trang, đạo cụ của đoàn.
- Trong Văn tế tổ của Tuồng Quảng Nam có câu:
Chí Tự Đức vương triều dĩ Quảng Nam trung thanh duy cầu sở học
(Từ vua Minh Mạng xây dựng hoàn thành thự Việt Thường. Đến vua Tự Đức bảo (diễn tuồng) nên học theo giọng trung thanh của Quảng Nam)
Tiếng Huế nhẹ, tiếng Bình Định trong và sắc sảo, tiếng Quảng Nam thô nhưng rất hợp với tuồng. (Tuồng chủ yếu xuất hiện ở ba vùng đất này.)
Gánh hát Khánh Đức hình thành từ Trò Bội xứ Quảng, có thể đã bắt từ thế giữa thế kỷ 17, sau chiến thắng lớn của chúa Nguyễn năm 1648 và gắn liền với hình thức sinh hoạt vùng kinh tế nông nghiệp mới khai hoang. Từ "tuồng sân" gắn bó mật thiết với cộng đồng, tuồng phát triển thành "tuồng rạp" và dần dần trở thành một nghệ thuật hát xướng mua vui trong cung đình.
Vở tuồng cổ đầu tiên
Các gánh, đoàn tuồng xứ Quảng
